Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện, càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui.

Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện, càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui. Cho nên Nguyễn Trãi mới có câu thơ rất hay về những thú vui tao nhã của các nhà Nho xưa:

“Đua chi chén rượu câu thơ

Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao”

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn ca)

Người đàn ông Việt Nam từ xưa tới nay luôn cho rằng: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Đàn ông mà không biết uống rượu thì bị so sánh như đàn bà không có phong độ của đấng mày râu. Người Việt Nam có tục lệ uống rượu khi ăn, mang ý nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” của Phương Đông. Cho nên có thể nói rằng uống rượu là một phạm trù văn hóa không thể thiếu của người Việt ta từ trước tới nay.

Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu từ lâu đời. Ông cha ta có câu “Chén tạc, chén thù”. Chủ chúc khách gọi là “tạc”, khách chúc đáp lễ gọi là “thù”. Đây là văn hóa chúc rượu của người Việt ta. Văn hóa uống rượu của người Việt có sự khác biệt trong từng tầng lớp. Người nông dân có thói quen uống rượu trong bữa ăn hay các cuộc vui gặp gỡ bạn bè. Còn giới doanh nhân thì mời rượu nhau trong những buổi giao tiếp gặp gỡ đối tác theo tục lệ “uống rượu là đầu câu chuyện” làm tiền đề cho buổi xã giao, thấu hiểu lẫn nhau. Đặc biệt văn hóa uống rượu của giới trí thức có điểm rất thú vị họ uống rượu để lấy cảm hứng sáng tác, bàn luận văn chương, thơ ca, khoa học.

          Rượu Mai Vàng – Hương Mai Tửu

Văn hóa uống rượu của người Việt rất khác với văn hóa uống rượu của người nước ngoài nói chung. Người nước ngoài coi uống rượu là một lễ nghi xã giao rất trang trọng. Họ chú trọng đến lễ tiết, cách chúc rượu với người bề trên, bạn bè đều có chuẩn mực. Điểm đặc biệt thú vị khác biệt với văn hóa uống rượu của người Việt là người nước ngoài thưởng thức rượu rất từ từ để cảm nhận vị ngon của rượu, họ cho rằng các cơ quan của cơ thể điều có thể cảm nhận được “thú vui tao nhã” này: Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu,…

Hương Mai Tửu - Rượu Hoa Mai
          Hương Mai Tửu – Rượu Hoa Mai

Không phức tạp như người nước ngoài, người Việt Nam trong văn hóa uống rượu không chú trọng về lễ tiết mà chỉ muốn có một cuộc vui trọn vẹn không câu nệ. Đặc biệt đối với “chiến hữu” trên bàn rượu họ thường không nói nhiều cũng không có các câu chúc hoa mỹ chỉ dùng 1 từ “Dzôôô!” thay cho lời chào lâu ngày không gặp, lời chúc sức khỏe, lời động viên, chia sẻ niềm vui cùng nhau, thể hiện tình bạn thắm thiết thấu hiểu lẫn nhau.

Nét đẹp văn hóa uống rượu của người Việt Nam được bạn bè trên thể giới ngưỡng mộ về sự hào hứng, thỏa mái không câu nệ và chân thành hết sức mình. Nhưng hiện nay, có một bộ phận hiểu sai về văn hóa uống rượu dẫn tới những hệ lụy không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cho nên muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa này cần phải có sự chừng mực lấy niềm vui là chính không thúc ép để cho người Việt Nam có thể tự hào có một truyền thống văn hóa uống rượu đậm đà bản sắc dân tộc.

————————–

CÔNG TY TNHH MAI VÀNG TẾT